4 lỗi thường gặp và các từ ngữ Facebook cấm trong quảng cáo – The7

0
36

Quảng cáo Facebook (hay Facebook Ads) là kênh truyền thông Marketing online được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ tính hiệu quả cực kỳ cao. Tuy nhiên, các chính sách xét duyệt Facebook Ads thời gian gần đây đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nội dung bài hôm nay, Phần mềm Ninja sẽ mách bạn 4 lỗi thường gặp và các từ ngữ facebook cấm mà bạn cần tránh.

Các từ ngữ bị cấm trong quảng cáo Facebook

Theo kinh nghiệm quảng cáo facebook thực tiễn của Phần mềm Ninja, việc nắm rõ những từ ngữ bị cấm trong quảng cáo Facebook dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các chiến dịch quảng cáo của công ty/doanh nghiệp bạn. Hãy cùng chúng tôi xem qua nhé!

Từ ngữ bị cấm liên quan đến lĩnh vực y tế

Theo chính sách xét duyệt Facebook Ads hiện hành, các từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo Facebook trong lĩnh vực y tế, y học, cảm xúc, sức khỏe, bệnh viện mà bạn cần phải tránh bao gồm:

– Những từ ngữ liên quan đến bệnh lý hoặc bộ phận cơ thể con người như tim, gan, xương khớp, viêm xương.

– Những từ ngữ mang hàm ý chỉ người bệnh hoặc vật bệnh như thực phẩm chức năng (TPCN), bệnh viện, bệnh nhi hay phòng khám bệnh.

– Những từ ngữ mang ý nghĩa không tích cực như bác sĩ điều trị/chữa trị, khỏi bệnh, đau đớn, chết chóc, tự tử, tử nạn, tuyệt vọng.

Các từ cấm trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính.

Bên cạnh những từ bị cấm trong quảng cáo Facebook về y tế thì các chiến dịch quảng cáo tiền tệ tài chính nếu sử dụng một số từ ngữ dưới đây cũng sẽ bị cấm nên bạn cần lưu ý:

– Cho vay

– Cho vay vốn

– Vay vốn

– Tiền tệ/tài chính

– Vay tín chấp

– Vay tín dụng

– Thuế

– Lãi suất

– Giải ngân.

Từ ngữ bị cấm liên quan đến thành phần hóa học

Một số từ ngữ vi phạm chính sách quảng cáo Facebook mà bạn không nên dùng chính là liệt kê bảng thành phần hóa học hoặc các hợp chất. Cụ thể như:

– Vitamin

– Chất xơ

– Omega

– Axit…

Từ ngữ liên quan đến phân biệt chủng tộc và giới tính

Trên thực tế việc sử dụng những từ ngữ cụ thể liên quan đến giới tính, chủng tộc hay quốc gia đều thuộc các từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo Facebook. Tất nhiên để chiến dịch quảng cáo của bạn được xét duyệt nhanh chóng thì cũng cần tránh chúng ra nhé!

– Những từ ngữ chỉ giới tính gồm ông/bà, cô/chú, anh/chị/em, nam giới/nữ giới

– Những từ ngữ chỉ quốc gia gồm Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc…

– Những từ ngữ thể hiện sự phân biệt chủng tộc gồm Dân tộc, người da đen, người da vàng, người da trắng…

Từ ngữ bị cấm liên quan đến đào tạo nghề/việc làm

Với lĩnh vực đào tạo nghề/việc làm hoặc cho thuê văn phòng/nhà ở thì Facebook cũng áp dụng những từ cấm khi chạy quảng cáo Facebook như:

– Tuyển sinh

– Việc làm

– Đào tạo học viên

– Đào tạo…

Từ ngữ bị cấm liên quan đến lĩnh vực Camera theo dõi/giám sát

Chính sách quảng cáo Facebook hiện hành quy định các công ty/doanh nghiệp không được quảng bá hoạt động buôn bán Camera theo dõi, phần mềm theo dõi hoặc các thiết bị giám sát khác. Thông thường, những nội dung nêu trên sẽ bị ẩn hoặc hạn chế khả năng hiển thị đến người dùng Facebook.

Từ ngữ bị cấm liên quan đến một số lĩnh vực khác

– Mụn/sẹo

– Thuốc lá

– Giảm cân/tăng cân

– Yếu sinh lý

– Xương khớp, viêm xoang, ăn kiêng

– Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, hẹn hò…

4 lỗi thường gặp khiến quảng cáo Facebook bị cấm

Ngoài những từ ngữ bị cấm khi chạy quảng cáo Facebook thì tất cả các chiến dịch quảng cáo nếu mắc phải 4 lỗi dưới đây cũng không được Facebook phê duyệt.

Nội dung chạy quảng cáo Facebook mang tính khẳng định

Trên thực tế cho thấy có rất nhiều shop bán hàng vì muốn tạo dựng sự uy tín cho thương hiệu đã sử dụng những nội dung quảng cáo Facebook mang tính khẳng định hoặc cam kết chắc chắn để chiếm được lòng tin khách hàng. Chẳng hạn như cam kết sạch gàu, chữa khỏi bệnh 100%, uy tín nhất…

Những bài Facebook Ads dạng này thường sẽ không được Facebook phê duyệt vì họ cho rằng không có điều gì là tuyệt đối cả. Cho nên, các thông tin này không đảm bảo được tính chính xác khi quảng bá đến người dùng Facebook.

Sử dựng hình ảnh nhạy cảm khi chạy Facebook Ads

Sử dụng hình ảnh nhạy cảm có thể nói là lỗi thường gặp ở những shop kinh doanh đồ nội y hoặc những đơn vị kinh doanh về các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ viện, mỹ phẩm… Với nội dung này Facebook sẽ không phê duyệt hoặc nếu có cho chạy thì cũng rất giới hạn lượt tiếp cận vì không đúng với thuần phong mỹ tục và khiến cho người nhìn cảm thấy phản cảm.

So sánh trước – sau thuộc từ cấm chạy quảng cáo Facebook

Facebook quy định cấm các quảng cáo với bất kỳ đơn vị nào sử dụng hình ảnh so sánh cơ thể, vật thể, sản phẩm, nhân quyền… Hoặc nếu bạn muốn xây dựng niềm tin khách hàng bằng cách đưa ra hình ảnh so sánh sự thay đổi trước – sau (before – after) cũng sẽ bị Facebook cấm hiển thị.

Các vi phạm thuộc bản quyền thương hiệu

Những shop bán sản phẩm “giả mạo” hay kinh doanh các mặt hàng xách tay hoặc hàng VN xuất khẩu khi chạy quảng cáo Facebook mà sử dụng tên của các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, H&M, Pull and Pear, Nike, Zara… đều bị cấm tuyệt đối. Trường hợp sử dụng logo của các thương hiệu lớn để chạy quảng cáo cũng sẽ không được phê duyệt bởi nó vi phạm các chính sách mà Facebook mà đặt ra.

>> Đọc bài viết: Có nên thuê chạy quảng cáo facebook không hay tự thực hiện?

Sai số 20% trong quảng cáo hình ảnh.

Facebook áp dụng quy định như sau: Lượng text trong mỗi hình ảnh quảng cáo chỉ được giới hạn ở mức 20%. Luật kiểm soát văn bản chạy quảng cáo này được Facebook áp dụng vào giữa năm 2016. Tuy nhiên trên thực tế, tính năng này không những không gây cản trở mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho những người chạy quảng cáo trên nền tảng này. Văn bản trên hình quảng cáo bao gồm:

  • Logo có văn bản, chữ mờ và các loại text khác có trên hình minh họa khi chạy quảng cáo
  • Văn bản trong hình nhỏ xuất hiện trên video
  • Văn bản có trên ảnh đại diện hoặc ảnh bìa của trang được quảng cáo

Nguyên tắc tính 20% lượng text như sau: Hình ảnh chạy quảng cáo sẽ được phân chia bởi 5 đường kẻ ngang và 5 đường kẻ dọc, tạo thành 25 ô. Trong đó văn bản chỉ được chiếm tối đa là 5 ô (tức là 20%), không tính logo sản phẩm. Trong 5 ô này, bạn được quyền chèn bao nhiêu text tùy thích.

Để đáp ứng được quy định này, bạn chỉ cần truy cập đường link: https://www.facebook.com/ads/tools/text_overlay. Sau đó tải ảnh lên đó để kiểm tra xem có phạm lỗi 20% text hay không.

Nguyên nhân chính khiến quảng cáo Facebook bị cấm

Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch quảng cáo Facebook của công ty/doanh nghiệp bạn cấm. Tất cả có thể là do bạn đã vi phạm một trong những lỗi dưới đây:

– Không tuân thủ chính sách quảng cáo mà Facebook đặt ra

– Vi phạm các điều kiện quảng cáo thường xuyên

– Facebook phát hiện tình trạng spam khi chạy quảng cáo. Chẳng hạn như có nhiều địa chỉ IP tạo ra nhiều quảng cáo.

– Nhà quảng cáo không thanh toán phí đúng hạn cho Facebook

– Tài khoản quảng cáo Facebook không hoạt động thường xuyên

– Facebook nhận thấy các hành vi khác thường hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách của các nhà quảng cáo trong cùng 1 tài khoản.

Sai số 20% trong quảng cáo hình ảnh.

Khắc phục khi quảng cáo bị dính lỗi từ ngữ Facebook cấm

Làm theo hướng dẫn của Facebook

Trong trường hợp quảng cáo của bạn bị dính lỗi từ ngữ và không được Facebook phê duyệt, hãy thực hiện theo các lưu ý sau đây:

Bước 1: Check email liên kết với tài khoản Facebook dùng để chạy quảng cáo. Nếu vi phạm chính sách quảng cáo thì Facebook sẽ gửi thông báo đến tài khoản email này.

Bước 2: Trong email thông báo, Facebook sẽ hướng dẫn bạn cách để khắc phục lỗi vi phạm. Bạn hãy thực hiện đúng theo chỉ dẫn của Facebook và lưu thay đổi. Lúc này Facebook sẽ tiến hành xét duyệt quảng cáo một lần nữa.

Kháng nghị về vi phạm quảng cáo với Facebook

Ngoài ra, bạn cũng có thể kháng nghị về vi phạm quảng cáo với Facebook. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mở tài khoản Facebook chạy ad lên và điều hướng tới trình quản lý tài khoản quảng cáo.

Bước 2: Click vào nút Yêu cầu xem xét lại.

Bước 3: Tại mục “Vui lòng cung cấp thêm thông tin để giúp chúng tôi xem xét yêu cầu của bạn”. Hãy mô tả tổng quan về chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp đang triển khai. Dựa trên mô tả này, đội ngũ của Facebook sẽ xem xét để mở lại tài khoản chạy ad đã bị khóa.

Bước 4: Chờ đợi Facebook phản hồi kết quả trong vòng 1 ngày.

Một số cách khắc phục khác

Bên cạnh đó còn có một số cách khắc phục khác như:

  • Sử dụng tài khoản chạy quảng cáo Facebook dự phòng
  • Đi thuê tài khoản quảng cáo
  • Thuê đơn vị khác chạy quảng cáo
  • Sử dụng tài khoản Facebook quốc tế tại các quốc gia như Ấn Độ, Anh, Mỹ…

Hy vọng rằng những thông tin về 4 lỗi thường gặp và các từ ngữ facebook cấm mà Phần mềm Ninja cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc setup các chiến dịch quảng cáo của công ty/doanh nghiệp mình. Từ đó có được hiệu quả Marketing tốt hơn trong tương lai!

Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay! Hotline / Zalo: 0852 922 750
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @thangpham3152
Fanpage: Phần mềm Marketing 4.0
Youtube: Thắng Phạm Media